Trong những nỗ lực nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tư pháp, ngày 24 tháng 1 vừa qua, OSP đã đồng hành cùng công ty cổ phần công nghệ An Lạc VPCC Trương Thế Lộc tại hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực công chứng”. Tham gia sự kiện là lãnh đạo và đại diện các cơ quan đoàn thể hoạt động trong lĩnh vực tư pháp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực công chứng – Xu thế tất yếu hiện nay
Trong hội thảo được tổ chức vào cuối tháng 1 vừa qua, các bên tham gia đã cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực công chứng cũng như những cơ hội và thách thức mà các đơn vị trong ngành đang phải đối diện.
Khi mà nhu cầu về sự chính xác, thuận tiện, bảo mật đối với hoạt động công chứng, chứng thực ngày càng lớn thì việc áp dụng công nghệ tân tiến vào các công tác chuyên môn là điều tất yếu. Hội thảo đã khẳng định những mục tiêu chung của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị tham gia hoạt động công chứng:
- Tối ưu hóa quá trình hành nghề của công chứng viên bằng cách sử dụng công nghệ số, giúp giảm thời gian xử lý công việc, loại bỏ rào cản địa lý và nâng cao độ chính xác.
- Tạo ra giá trị cho công dân và cộng đồng bằng cách cung cấp dịch vụ công chứng trực tuyến, giảm thời gian và chi phí, và công nhận giá trị của văn bản điện tử.
- Ngăn chặn gian lận và giả mạo thông qua việc hoạt động trên nền tảng dữ liệu lớn, sử dụng cơ sở dữ liệu để xác thực thông tin và đánh giá rủi ro.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng bằng cách tự động hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra và sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
Khi được hỏi về sự cần thiết của các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực công chứng như UCHI, đại diện Công ty Công ty Cổ phần Công nghệ An Lạc cho biết: “Công nghệ làm giả của tội phạm ngày càng tinh vi, hiện đại, sẽ luôn có rủi ro cho công chứng viên khi phải xác thực thủ công. Bên cạnh đó, trường hợp khách hàng sử dụng CCCD thật nhưng bị mờ sẽ gây ra nhiều bất tiện cho khách hàng nếu chỉ có thể xác thực thủ công bằng mắt thường. OSP đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu. UCHI đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về an ninh an toàn thông tin theo quy định, và kiểm tra đánh giá định kỳ, không ngừng nâng cấp để đảm bảo tính an toàn của hệ thống.” (Theo Thu Vân. (2024). Chuyển đổi số trong lĩnh vực công chứng cho VPCC Trương Thế Lộc. Tạp chí Biển Việt Nam)
UCHI – Phần mềm quản lý CSDL công chứng, chứng thực đứng đầu thị trường Việt Nam
Với sự phát triển của công nghệ, Phần mềm Quản lý CSDL công chứng, chứng thực UCHI đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc kết nối các tổ chức hành nghề công chứng với Sở Tư pháp và các Cơ quan phối hợp. UCHI không chỉ giúp chia sẻ thông tin nhanh chóng, chính xác về tình trạng ngăn chặn của tài sản và lịch sử giao dịch một cách hiệu quả. mà còn đem lại tính linh hoạt và tiện lợi cho các công chứng viên và tổ chức.
Một trong tính năng nổi bật được phát triển trong phiên bản mới nhất của UCHI chính là thực hiện xác thực danh tính thông qua Căn cước công dân và dấu vân tay của khách hàng, từ đó truy xuất thông tin trực tiếp từ kho dữ liệu Căn cước công dân của Bộ Công An. Điều này mang lại sự đảm bảo cao nhất về tính bảo mật và xác thực thông tin.
Bên cạnh đó, UCHI còn được trang bị các tính năng quản trị hiện đại và tiện ích, giúp dễ dàng soạn thảo và quản lý hợp đồng công chứng, cùng với các công cụ hỗ trợ công chứng viên trong thực hiện báo cáo thống kê chính xác. Hiện nay, UCHI đang được sử dụng Sở Tư pháp và hơn 500 văn phòng công chứng tại 23 tỉnh, thành phố, đóng góp tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng phục vụ người dân của ngành công chứng Việt Nam.